Khai trương Nam A Bank Đắk Lắk: Mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn cho khách hàng

    Đắk Lắk nổi tiếng bởi nền văn hóa đậm chất Tây Nguyên với những địa danh như Hồ Lắk, Thác Gia Long, Cụm du lịch Buôn Đôn, Vườn quốc gia Chư Yang Sin… cùng những giá trị văn hóa phi vật thể như Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi các dân tộc... Bên cạnh du lịch sinh thái, có thể thấy đặc thù kinh tế Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu… Tuy nhiên, để đầu tư trồng trọt hay xuất khẩu hàng hóa, nguồn vốn chính là bài toán lớn nhất.

    Trong khi các hộ nông nghiệp cá thể chưa đủ khả năng tài chính để mở rộng quy mô sản xuất thì các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hầu hết cũng đều có quy mô vừa và nhỏ. Đây chính là cơ hội cho Ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính phát huy tối đa vai trò của mình. Với mong muốn đồng hành cùng các vấn đề tài chính của địa phương, Nam A Bank đã chọn Đắk Lắk là điểm đến tiếp theo trong chiến lược "Tăng trưởng quy mô - Chiếm lĩnh thị phần". Theo đó, sáng ngày 25/05/2016, Nam A Bank chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên – Nam A Bank Đắk Lắk tại 168 Lê Hồng Phong, phường Thành Công, thành phố Buôn Ma Thuột.



    Các Đại biểu cùng cắt băng khai trương, đánh dấu sự có mặt của Nam A Bank tại Đắk Lắk.

    Việc khai trương chi nhánh Nam A Bank Đắk Lắk đã mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn cho Khách hàng trong khu vực với những gói tín dụng và sản phẩm đặc thù như “Cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn”, “Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng”… Ngoài ra, từ nay đến 26/09/2016, Nam A Bank còn triển khai gói tín dụng “Gia tăng ưu đãi – Gặt hái thành công” với quy mô lên đến 1.000 tỷ cùng mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 6%/năm. Đặc biệt, những doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn thông qua chương trình “Cho vay VNĐ lãi suất ưu đãi” – 4.5%/năm. Đây là hai trong số nhiều chương trình của Nam A Bank nhận được những phản hồi tích cực từ Khách hàng.



    Nhân viên Nam A Bank tận tình tư vấn cho Khách hàng trong ngày Khai trương.

    Ông Võ Anh Tú – Giám đốc Nam A Bank Đắk Lắk chia sẻ: “Với vị trí địa lý thuận lợi, Đắk Lắk có vai trò trọng yếu trong việc phát triển kinh tế tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Việc khai trương Nam A Bank Đắk Lắk hi vọng sẽ tạo môi trường tốt nhất để đồng hành cùng các kế hoạch tài chính của người dân, cung cấp vốn cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư của các định chế tài chính tại địa phương để không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống người dân mà còn góp phần đưa Đắk Lắk ngày một thịnh vượng hơn.”

    Với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại cùng hệ thống an ninh được giám sát chặt chẽ, Nam A Bank Đắk Lắk hy vọng đây không chỉ là địa điểm thực hiện các giao dịch ngân hàng mà còn là nơi tư vấn các giải pháp tài chính tốt nhất, giúp khách hàng tại địa phương có cơ hội tiếp cận nguồn vốn cho kinh doanh và tiêu dùng. Cũng nhân dịp khai trương Chi nhánh mới, Nam A Bank Đắk Lắk đã dành hơn 5.000 quà tặng hấp dẫn cho những khách hàng đầu tiên đến tham quan và giao dịch.
     
    Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm dịch vụ, Khách hàng vui lòng liên hệ Nam A Bank Đắk Lắk tại 168 Lê Hồng Phong, phường Thành Công, thành phố Buôn Ma Thuột hoặc tham khảo website www.namabank.com.vn.

    Việc khai trương Chi nhánh Đắk Lắk cũng nằm trong kế hoạch mở rộng mạng lưới năm 2016 của Nam A Bank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận vào cuối năm 2015. Sau việc mở mới Chi nhánh Tây Ninh và Đắk Lắk, sắp tới, Nam A Bank sẽ tiếp tục mở thêm 3 Chi nhánh tại Kiên Giang, Cần Thơ và Phú Thọ cùng 2 Phòng giao dịch tại Bình Dương gồm PGD Thuận An và PGD Tân Uyên. Đây cũng chính là thành quả tích cực cho những nỗ lực của Nam A Bank thời gian qua bởi trong bối cảnh NHNN thực hiện tái cơ cấu theo quy định của Chính phủ, việc mở rộng mạng lưới của các Ngân hàng được thực hiện rất chặt chẽ theo Thông tư 21 của NHNN được ban hành năm 2013. Theo đó, chỉ những ngân hàng có sức khỏe tốt mới thỏa đủ các điều kiện như: hoạt động có lãi; không vi phạm các tiêu chuẩn an toàn hoạt động; thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3%... mới được cấp phép.